Tầm quan trọng của chống thấm tường nhà
Vào mùa mưa, tường nhà hay bị ngấm nước từ ngoài vào trong, gây ẩm ướt bong tróc sơn tường vữa trát bên trong, khiến nhà cửa bẩn thỉu gây khó chịu vô cùng. Việc chống thấm, dột là vấn đề nan giải của rất nhiều gia đình, vậy có cách chống thấm tường nào hiệu quả. Vào mùa mưa, tường nhà hay bị ngấm nước từ ngoài vào trong, gây ẩm ướt bong tróc sơn tường vữa trát bên trong, khiến nhà cửa bẩn thỉu gây khó chịu vô cùng.
Chống thấm tường nhà được chia thành hai loại chống thấm cho tường nhà cũ và chống thấm cho tường nhà mới.
Chống thấm tường nhà cũ:
+ Trước hết cần phải cạo sạch lớp sơn cũ bị bong tróc hay bột bụi bằng bàn chải cứng, dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để làm sạch khu vực bị thấm
+ Dùng hồ vữa xi măng cát để trám lỗ hổng và các vết nứt lớn, trát làm phẳng bề mặt. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt tường được sạch sẽ và tưới ẩm.
+ Xử lý chống thấm tường: dùng vật liệu chống thấm tường chuyên dụng quét chống thấm đảm bảo bề mặt tường được phủ kín, đều lớp chống thấm, chống thấm lần lượt từ lớp đầu rồi đến lớp 2, lớp 3.
+ Sau khi xử lý chống thấm xong mới bả matit và lăn sơn.
Chống thấm tường nhà mới:
Với tường được trát bằng lớp vữa xi măng cát, cùng với 2 lớp sơn lót kháng kiềm và 2 lớp sơn phủ thì khả năng bị thấm gần như là 0%. Khả năng thấm chỉ xảy ra khi vữa trát bị co tạo nên những vết nứt chân chim, hoặc lớp sơn ngoài không đảm bảo, hoặc theo thời gian kết cấu nhà bị lún, có sự dịch chuyển tạo ra những vết nứt giữ tường với cột, hoặc tường với dầm. Do đó giải pháp chống thấm tường ngoài hiệu quả là tường xây chắc chắn, lớp trát tường và lớp sơn ngoài phải đảm bảo.
Xây tường: tốt nhất là dùng vữa xây bằng xi măng trộn với cát, tỷ lệ 7 cát đen : 1 xi măng có vữa xây mác 50, 5 cát đen 1 xi măng có vữa xây mác 75. Không nên dùng vữa vôi, xi măng, cát bởi vôi có tác dụng kết dính tốt làm cho vữa được nhuyễn, dẻo dễ xây tuy nhiên khi dùng vôi sẽ làm mạch tường lâu khô, ẩm. Khi chưa được bảo vẽ gặp nước mưa sẽ ngấm vào tường làm cho lớp sơn phía trong bị loang mốc. Với các vị trí tiếp giáp cột khi xây cần khoan cắm râu sắt vào cột (5 hàng gạch 1 râu) để tạo liên kết tốt với hệ khung cột. Các vị trí chân tường, sàn nhà khi xây phải làm sạch, tưới hồ dầu xi măng để tạo liên kết tốt giữa tường và sàn, tránh hiện tượng bị nứt.
Trát: vữa trát phải trộn theo đúng cấp phối thiết kế mác 75, Các khe hở do lắp đặt đường ống, thiết bị cơ điện, các khe hở do mạch vữa chưa đầy, lỗ gạch rỗng quay ngang, rãnh lõm tại các hàng gạch đặc quay ngang… cần được chèn, trát kín và chặt bằng vữa xây M50.Phun nước làm ẩm bề mặt trát trước khi trát. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc khô hanh, sau khi trát 24 tiếng cần phun ẩm tường bảo dưỡng và phòng tránh rạn nứt bề mặt.
Sơn: sau khi lớp trát tường khô, tầm khoảng 20 ngày đến 1 tháng trong điều kiện thời tiết khô ráo có thể thực hiện lớp bả matit hoặc sơn lót lớp sơn lót hoặc bả phải sạch, không có bụi bẩn rồi mới sơn phủ làm như vậy sơn sẽ bám chắc và có độ bền lâu.Chống thấm lỗ giáo, giằng tường, tiếp giáp tường xây mới với tường cũ: những chỗ này đều rất rễ bị nứt vì vữa mới không bám dính chặt với vật liệu cũ đã khô cho nên trước khi chèn, hay xây mới phải quét nước xi măng đặc quanh lỗ giáo, quanh chỗ tiếp giáp tường cũ và tường mới để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa cũ và mới. Tránh không để cho hiện tượng thấm xảy ra.