Sơn chống thấm sàn bê tông | Xử lý nứt ngấm bê tông
Nứt ngấm sàn bê tông là hiện tượng xảy ra ở nhiều công trình, kéo theo đó là sự rò rỉ, thấm nước gây mất an toàn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà. Vậy giải pháp nào để xử lý nứt sàn bê tông, có thể sử dụng sơn chống thấm bê tông khổng? Hãy cùng Sơn Nippon tìm hiểu kỹ về các giải pháp xử lý với sơn chống thấm sàn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân gây nứt và thấm sàn bê tông?
Nứt và thấm sàn bê tông xảy ra do nhiều yếu tố, và chỉ khi tìm ra được nguyên nhân dẫn đến việc nứt sàn thì mới có phương pháp xử lý kịp thời, giúp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và tránh được các sự cố ngoài ý muốn.
1. Nguyên nhân gây nứt, thấm sàn bê tông có rất nhiều
Hiện nay, có các yếu tố chủ yếu dẫn đến nứt sàn bê tông như sau:
- Loại bê tông, chất lượng bê tông, cường độ chịu nén của bê tông… là nguyên nhân đầu tiên cần xem xét thì xác định yếu tố dẫn đến nứt sàn bê tông. Với bê tông tươi thì bạn không cần quá lo lắng vì người cung cấp sẽ kiểm soát chặt chẽ các vật liệu để kết cấu của bê tông bền vững. Nhưng nếu bạn đổ bê tông thủ công, bê tông tự pha trộn, nếu không kiểm soát được tỉ lệ vật liệu sẽ rất dễ gây ra nứt, thấm sàn...
- Bê tông co ngót: Sàn bê tông phải chịu rất nhiều tác động từ môi trường như nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm, khiến bê tông lúc nóng thì giãn nở, lúc lạnh thì co ngót lại, dễ dẫn đến hiện tượng nứt thấm sàn bê tông. Bởi vậy lúc thi công công trình, các kỹ sư phải tính toán kỹ lưỡng đến các yếu tố thời tiết để đảm bảo độ co ngót của bê tông không gây nứt thấm sàn lớn, gây nguy hiểm hoặc kém an toàn cho công trình.
- Vật liệu: Nếu không kiểm soát được vật liệu trộn bê tông mà sử dụng đá non, cát bẩn… sẽ khiến bê tông có chất lượng kém, chịu lực không tốt, kết cấu kém bền vững… dẫn đến nứt sàn. Đặc biệt, nếu độ liên kết chịu lực kém như vậy thì vết nứt thường lớn và khó chống thấm, công trình sử dụng không đảm bảo an toàn.
- Tải trọng quá lớn: Phải chịu áp lực do tải trọng quá lớn cũng khiến cho bề mặt sàn bê tông dễ bị nứt thấm, nhất là khi kết cấu bê tông không tốt hoặc cốt thép thưa, khả năng chịu lực kém sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến những vết nứt lớn, khó xử lý.
Có thể nói, việc đảm bảo chất lượng bê tông rất quan trọng, chất lượng bê tông không đảm bảo dưới tác động của nhiều yếu tố sẽ dẫn đến nứt bề mặt, cùng với các điều kiện thời tiết ở Việt Nam mưa nhiều, nồng ẩm dễ gây thấm bê tông.
Trong quá trình thi công, việc sử dụng sơn chống thấm là bước vô cùng quan trọng để bảo vệ bề mặt công trình trước các nguồn thấm, đặc biệt là trên các bề mặt sàn. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về việc chống thấm sàn và các loại sơn chống thấm sàn có chất lượng tối ưu ngay trong bài viết sau.
- Đây đều là vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn thấm như nước mưa, nước sinh hoạt, vì thế dễ bị thấm sàn, bị nước xâm nhập dẫn hư hại.
- Thiết kế mặt sàn không có độ dốc khiến nguồn nước đổ xuống không thể thoát đi, gây ra tình trạng ứ đọng nước, lâu dần sẽ gây thấm sàn.
- Không sử dụng các biện pháp chống thấm ngay từ đầu cho mặt sàn, khiến cho việc mặt sàn bị thấm diễn ra nhanh hơn.
- Nhiều công trình có sử dụng biện pháp chống thấm nhưng không đạt hiệu quả. Lý do có thể là khi thi công không đúng quy trình hoặc sử dụng sản phẩm chống thấm không chất lượng, uy tín.
- Các công trình cũ, sử dụng đã lâu và xuống cấp, nguồn thấm dễ xâm nhập vào kết cấu dẫn đến tình trạng thấm nước.
Dù là nguyên nhân nào gây ra việc thấm sàn thì việc sử dụng các biện pháp chống thấm ngay từ lúc xây dựng là vô cùng quan trọng. Vừa mang đến hiệu quả chống thấm cao, vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, công sức so với việc phải khắc phục hậu quả thấm sàn.
2. Nên sử dụng loại sơn chống thấm sàn nào?
Với mỗi loại mặt sàn nên sử dụng phù hợp loại sơn chống thấm cũng như phương pháp chống thấm sàn phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu.
2.1 Sơn chống thấm sàn bê tông
Đối với các loại mặt sàn bê tông như sàn sân thượng thì khi chống thấm nên sử dụng các loại sơn chống thấm sàn chuyên biệt cho các bề mặt nằm ngang, hoặc các loại hóa chất chống thấm khác như vữa chống thấm, nhựa đường…
Sau khi bề mặt chống thấm được ổn định thì tiến hành lát đá để tăng cường sự bảo vệ cho mặt sàn trước các tác nhân gây thấm, ngăn chặn không cho nước thấm xuống bên trong kết cấu.
2.3 Sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh, sàn nước
Mặt sàn nhà vệ sinh là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước. Vì thế mặt sàn cần được sử dụng chất chống thấm xi măng ngay từ lúc xây dựng để mang đến hiệu quả chống thấm tốt nhất. Nếu để xảy ra tình trạng thấm nước thì sàn nhà vệ sinh là vị trí rất khó khắc phục tình trạng thấm, tốn thời gian và chi phí của khách hàng.
3. Sơn chống thấm sàn làm sao cho hiệu quả
Để việc sơn chống thấm sàn hiệu quả, bạn nên sử dụng biện pháp chống thấm ngay trong quá trình xây dựng. Ngoài ra cần chọn cho mình những sản phẩm sơn chống thấm chất lượng đến từ những thương hiệu nổi tiếng.
Đồng thời quy trình thực hiện chống thấm cần được thực hiện bởi những đội thợ lành nghề, có kỹ thuật.
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công: Bề mặt cần phải sạch - khô - ổn định để mang đến khả năng bám dính tối ưu cho sơn chống thấm.
- Bước 2: Tiến hành sơn chống thấm chuyên biệt cho bề mặt nằm ngang hoặc sử dụng các loại chất chống thấm xi măng phù hợp với từng loại mặt sàn để tối ưu hiệu quả bảo vệ.
- Bước 3: Sau khi sơn chống thấm sàn đã ổn định trên bề mặt, tiến hành thử khả năng chịu nước của mặt sàn trong 24h xem đã đạt hay chưa. Sau đó, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể lát thêm gạch, đá hoa cương để tăng thêm sức chịu nước cho bề mặt sàn đó.
Xử lý chống thấm sàn ngay từ đầu sẽ đem lại hiệu quả chống thấm tốt nhất, tiết kiệm về lâu dài
4. Xử lý chống thấm bê tông - Sơn chống thấm sàn bê tông
Để xử lý chống thấm bê tông một cách triệt để thì trước tiên cần xác định rõ nguồn thấm, chỗ thấm nứt trên bề mặt bê tông (kết cấu hay bề mặt) để có thể đưa ra phương án tốt nhất.
Đối với sàn bê tông nứt do kết cấu:
Bạn không nên tự xử lý tại nhà mà cần tìm những kỹ sư xây dựng có chuyên môn để xử lý đúng cách, nếu không sẽ khó có thể triệt để mà lại tiềm ẩn các nguy hiểm.
Phương pháp xử lý vết nứt kết cấu hiện được áp dụng nhiều nhất là bơm keo epoxy trực tiếp vào trong vết nứt. Các loại keo epoxy có độ nhớt thấp, khả năng thấm sâu vào vết nứt một cách dễ dàng nên giúp trám các vết nứt một cách hoàn hảo hạn chế tình trạng thấm nứt và ngấm nước của bê tông.
Keo epoxy không chỉ giúp chống thấm mà còn tăng cường khả năng chịu lực, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông khiến chất lượng bê tông ở vị trí được xử lý vết nứt tốt hơn so với những vị trí khác.
Đối với những kiểu nứt nhẹ, nứt bề mặt
Đối với các vết nứt nhẹ, chỉ nứt bề mặt, không ảnh hưởng đến kết cấu, bạn có thể tự xử lý chống thấm bê tông bằng chất chống thấm Sơn Thế Kỷ