Quy trình sơn bả trần thạch cao có thể bạn chưa biết
Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở tăng cao thì trong lĩnh vực xây dựng, khái niệm “trần thạch cao” dần trở nên phổ biến không những trong giới chuyên môn và người tiêu dùng cũng dần quen thuộc đối với loại vật liệu này khi nó đã dần thay thế cho các vật liệu truyền thống đã cũ trước đó.
Trần thạch cao với những ưu điểm tuyệt vời của mình so với các loại vật liệu khác như: khả năng chống nhiệt, cách âm, chống cháy, dễ dàng thi công và có tính thẩm mỹ cao nhờ những mẫu trần thạch cao đẹp và đa dạng.
Tuy vậy, có thể bạn chưa biết để mang lại diện mạo hoàn hảo, xuất sắc nhất cho bề mặt trần bằng thạch cao thì người dùng phải tiến hành thực hiện thêm một công đoạn vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định là sơn bả trần thạch cao. Vậy sơn bả trần thạch cao là gì? Quy trình sơn bả trần thạch cao được thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây cùng Sơn Thế Kỷ nhé.
Sơn bả trần thạch cao là gì?
Sơn bả trần thạch cao chính là sử dụng hệ sơn nước để sơn lên những tấm thạch cao, khi những tấm thạch cao này đã được đóng thành trần thạch cao nhằm mang đến vẻ đẹp hoàn thiện nhất cho trần thạch cao. Trong đó, sơn dược sử dụng nhiều nhất để sơn lên trần thạch cao là sơn màu trắng hay còn gọi là sơn trắng trần.
Sơn bả thạch cao có những đặc điểm gì?
+ Bản chất của tấm thạch cao là có bề mặt nhẵn mịn những bề mặt lại tôi màu. Chính vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng thì bắt buộc phải có lớp sơn che phủ bên ngoài.
Trong quá trình sơn lên thạch cao thì thợ thi công thường tiến hành bả 2 lớp lên bề mặt sau đó sẽ tiếp tục thực hiện thi công sơn lót và sơn phủ.
+ Quá trình thi công sơn bả giúp làm tăng độ trắng sáng của bề mặt trần thạch cao. Thêm nữa, nó giúp làm tăng độ bám dính, giúp màu sắc không bị xuống màu hay ngả màu theo thời gian.
Quy trình sơn bả trần thạch cao đạt chuẩn
Để giúp cho trần thạch cao đạt được chất lượng hoàn thiện thì quy trình thi công đạt chuẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là quy trình sơn bả matit mang tính chất quyết định được độ mịn, độ bóng vượt chuẩn của bề mặt. Dưới nội dung sau đây là quy trình sơn bả trần thạch cao.
Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt
Trước tiên, để có thể đảm bảo được độ sắc nét hoàn hảo cho quá trình bả matit thì bước vệ sinh, chuẩn bị bề mặt rất quan trọng. Một bề mặt đạt chuẩn là bề mặt được chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng bằng đá mài và giấy ráp.
Trước tiên, bạn cần xử lý và chuẩn bị bề mặt thô: Xử lý các mối nối giáp lai cho thật tốt.
Bươc 2: Bả matit
- Nếu trần thạch cao mới thi công, bạn chỉ nên thực hiện bả matit khi tường đã khô (thời gian ít nhất là 7 ngày), hoặc nếu như trần quá khô thì trước khi tiến hành sơn bả bạn nên làm ẩm trần bằng cách sử dụng rulo lăn qua với nước sạch. Tuy nhiên, lưu ý chỉ lăn qua một lớp nước mỏng để tránh tình trạng thừa nước.
- Trước khi bả matit cần kiểm tra độ ẩm của trần. Độ ẩm trần đạt tiêu chuẩn là nằm trong khoảng 25- 30%. Sau khi trộn bột bả với nước theo đúng chỉ dẫn mà nhà sản xuất quy định thì ta thu được hỗn hợp đồng nhất và chúng ta tiến hành sơn bả matit trần thạch cao bằng cách sử dụng bàn bả bả đều lên bề mặt trần thạch cao. Tiếp theo đợi khô , sau đó dùng giấy giáp để đánh tạo phẳng và làm sạch bề mặt. Giấy nhám giúp bề mặt mịn và phẳng hơn (chú ý bột bả sau khi trộn chỉ thi công trong thời gian tối đa là 2 giờ).
Bả lần 2 , các bước thao tác tương tự lần 1, ( lưu ý chỉ dùng giấy giáp mịn, không dùng giấy giáp thô sẽ làm xước bề mặt của lớp bả matít).
Kiểm tra độ bằng phằng của trần bằng đèn chiếu sáng, nếu phát hiện lỗi cần bả tạo phẳng chỗ lồi lõm.
Lưu ý: Nếu bề mặt trần thạch cao chưa đạt được độ phẳng cần thiết, bạn tiếp tục tiến hành bả sửa. Song không nên bả sửa quá 2 lần. Tiếp đến bạn dùng dẻ sạch hoặc máy nén khí làm sạch bụi phấn. Để khô bề mặt trần sơn bả khoảng 24 tiếng, sau đó bạn tiến hành sơn các bước tiếp theo. Nếu muốn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ an toàn bạn cần lưu ý độ dày 2 lớp bột trét không quá 3mm.
Bước 3: Thi công sơn lót
Sau khi lớp bả matit đã khô hoàn toàn, ta tiến hành thi công từ 1- 2 lớp sơn lót tùy vào điều kiện kinh tế.
Có thể pha thêm từ 5-10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.
Lưu ý: chỉ nên thi công lớp sơn lót thứ 2 sau khi lớp sơn lót thứ nhất đã khô hoàn toàn. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Thi công lớp sơn phủ thứ nhất:
- Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn tối thiểu là 2h thì thợ thi công tiến hành thi công lớp thứ nhất của lớp phủ hoàn thiện.
- Thi công lớp sơn phủ màu, trước khi thi công nên pha loãng từ 5- 10% với nước sạch (theo thể tích) để đạt đươc độ phủ tối đa và tạo sự thuận lợi cho quá trình thi công.
- Sau khi thi công lớp sơn phủ thứ nhất, cần kiểm tra lại toàn bộ những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước đồng thời sữa chữa trước khi tiến hành thi công lớp sơn phủ thứ 2.
Thi công lớp sơn phủ thứ 2:
- Thi công lớp sơn phủ thứ 2 sau khi lớp sơn phủ thứ nhất kết thúc sau 02h.
- Thi công tương tự lớp thứ nhất. Đây là lớp cuối cùng nên yêu cầu cần được thi công cẩn thận.
- Khi đã sơn xong thì hãy dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu lớp sơn phủ đều, không bị 2 màu hay không để lại vết là đã đạt chuẩn.
Đội thi công sơn bả trần thạch cao chuyên nghiệp
Như nội dung bên trên thì bạn có thể thấy quy trình thi công sơn bả trần thạch cao tuy đơn giản nhưng khi bước vào thi công lại hoàn toàn không hề dễ dàng. Nó yêu cầu người thợ thực hiện thi công cần có kỹ năng chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn lâu năm cũng như sự tỉ mỉ, khéo léo khi thực hiện từng công đoạn trong quá trình thi công