Phun sơn PU có độc hại không? Cách hạn chế tác hại khi sử dụng sơn PU là gì?
Sơn PU là một sơn sử dụng phổ biến khi bạn muốn sơn gỗ, sơn sắt hay sơn tường. Nhưng mấy ai biết nếu sử dụng không đúng cách thì sơn PU sẽ có nhiều độc hại. Vậy cách hạn chế tác hại khi sử dụng sơn PU như nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Phun sơn PU có độc hại không?
Như ta đã biết, sơn PU hay bất cứ loại sơn độc hại nào đều có chứa các chất độc hại. Theo các chuyên gia y tế, trong sơn PU có một số chất polyme, nhựa alkyd, nhựa vinly, nhựa PU, xylene, methanol, Ethyl Acetate, Butyl Cellosove, các chất Fe, Cr, Zn, các loại Oxyt,.. là các chất độc hại đối với đường hô hấp. Đặc biệt nếu hít sâu vào các tiểu phế quản hoặc phế nang.
Một lý do khiến sơn PU ảnh hưởng đến sức khỏe là do nó còn chưa chiều chất phụ gia và dung môi dễ bay hơi. Chính vì vậy mà trong quá trình pha, phun sơn sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến hệ hô hấp.
Những loại dung môi không an toàn có trong sơn PU không đạt chất lượng sẽ dễ bị hấp thụ vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, đường máu. Bạn sẽ gặp nhiều cảm giác như bị đau đầu, chóng mặt,… khi sử dụng sơn sơn PU.
Tác hại sơn PU với sức khỏe con người
Các bệnh về mũi, họng
Dung môi hòa tan PU có chứa benzen, loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt khi sơn này được xịt bằng súng phun sơn. Theo đó, các hóa chất bay trong không khí dễ dàng theo đường hô hấp để vào phổi người.
Khi phun sơn PU, các hạt sơn này sẽ bay trong không khí. Nếu hít phải các hạt có kích thước lớn thì sẽ bị giữ lại ở mũi, tuy nhiên nếu chẳng may hít phải những hạt có kích thước nhỏ thì dễ bị cuốn sâu trong phế quản và tiểu phế quản.
Những hạt nhỏ này sẽ kích thích phế quản, tiểu quản gây các phản ứng viêm, tăng tiết đàm nhớt. Chính vì vậy mà làm tổn thương phế nang, sự trao đổi khí bị cản trở nên gây ho, khó thở. Nếu để kéo dài sẽ gây viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng
Nếu tiếp xúc trong thời gian lâu với sơn PU, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp mà không có đồ bảo hộ sẽ có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Gây nên nhiều triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,..
Nếu không có các biện pháp phòng hộ sẽ gây tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh, làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Đối với thai phụ và trẻ sơ sinh
Đối với thai phụ, nếu trong thời gian mang thai hoặc cho con bú có tiếp xúc trực tiếp với sơn PU có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu thai phụ tiếp xúc với sơn PU có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Mức độ dị tật phụ thuộc vào cường độ tiếp xúc với sơn PU.
Đối với da
Các loại dung môi dễ bay hơi nếu tiếp xúc lâu có thể hòa tan lớp mỡ bảo vệ da. Từ đây gây nên hiện tượng khô, nứt nẻ và viêm da. Một số loại hóa chất trong sơn còn có thể gây kích ứng, dị ứng da,… và đặc biệt là nó còn có khả năng thẩm thấu, đi vào màu.
Nguyên nhân và Cách hạn chế độc hại khi phun sơn PU
Phụ thuộc vào đơn vị thi công sơn PU thực tế
Trên thực tế, việc hạn chế độc hại khi sơn PU sẽ ảnh hưởng nhiều từ các đơn vị thi công. Nếu đơn vị thi công đạt chất lượng và hiệu quả thì khi sử dụng sơn PU thực tế sẽ không còn nhiều độc hại.
Bên cạnh đó, tiến độ cũng như các bước thi công công trình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sơn PU có độc hại không. Do vậy, các nhà thi công phải thực hiện đúng quy trình.
Việc này vừa giúp công trình được đảm bảo chất lượng lại không gây độc hại cho người sử dụng. Sau khi thi công thì cần phải có thời gian cho công trình được khô và bay hơi hoàn toàn lớp sơn còn dư. Trong thời gian này chúng ta hạn chế tiếp xúc với các công trình để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Sơn PU sẽ không hề gây độc hại nếu được pha chế đúng cách
Trong quá trình pha chế sơn PU, chúng ta cũng cần phải pha chế đúng theo tỉ lệ và định mức pha sơn PU để đảm bảo được chất lượng của sơn. Chúng ta cần phải tuân thủ theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất đặt ra, bởi mỗi dòng sơn PU đều có một tỷ lệ pha và định mức khác nhau.
Nếu chúng ta pha sơn sai tỷ lệ, nhiều chất làm cứng sẽ khiến cho sơn khô. Ngược lại, nếu sơn pha nhiều dung môi thì sẽ làm cho hỗn hợp quá ướt và tính kết dính kém đi. Sơn quá khô hoặc quá ướt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Sơn PU không được bảo quản đúng cách
Sơn sau khi dùng xong, nếu còn thừa mà chưa kịp dùng tiếp thì phải lưu ý những điểm sau đây:
- Bảo quản sơn nơi khô ráo và thoáng mát, nhiệt độ dưới 30oC
- Bảo quản sơn trong kho, đậy kín nắp.
- Đặc biệt tránh xa nguồn lửa và ánh nắng trực tiếp
- Nếu để quá 12 tháng thì cần kiểm tra chất lượng sơn rồi mới sử dụng.
Bảo quản sơn đúng cách sẽ giúp chất lượng sơn được đảm bảo, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình bảo quản. Nếu bảo quản không đúng cách, các dung môi có thể bay hơi và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặt khác, nếu sơn tiếp xúc với nguồn lửa hoặc ánh nắng trực tiếp có thể gây nên những vụ hỏa hoản,..
Chủ quan không bảo hộ khi phun sơn
Để hạn chế những tác hại xấu của sức khỏe con người thì chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau đây:
- Với những người sử dụng máy phun sơn, sơn tay cần phải sử dụng đồ bảo hộ lao động gồm có mũ và găng tay.
- Với những máy phun sơn, cần phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Cần lựa chọn những loại máy có chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng công trình cũng như an toàn cho người lao động.
- Chúng ta không chỉ quan tâm đến bảo hộ con người mà máy móc cũng cần phải bảo trì thường xuyên. Lựa chọn những loại máy chất lượng và sử dụng được nhiều độ nhớt của sơn.
- Một lưu ý khác nữa là nên chọn các loại sơn PU chính hãng, uy tín để sử dụng. Nên mua sơn tại các đại lý, nhà phân phối uy tín để có thể mua được những sản phẩm sơn chất lượng và an toàn.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy sơn PU là một loại sơn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế các tác hại của nó bằng các biện pháp dễ thực hiện.
Chính vì vậy mà chúng ta vẫn có thể an tâm sử dụng sơn PU nhé. Chỉ cần chúng ta sử dụng những biện pháp để hạn chế những độc hại của sơn PU là được.