Kỹ thuật sơn tường tiếp giáp với trần nhà
Trong quá trình thi công sơn thì phần tường tiếp giáp với trần nhà là phần thi công có độ khó cao nhất. Nếu bạn không có kỹ thuật hay mẹo để sơn thì phần sơn màu rất dễ bị dính lem lên trần làm giảm thẩm mỹ
Bạn cần phải tuân thủ các bước sau đây để quá trình sơn tường tiếp giáp với trần nhà được hoàn chỉnh
BƯỚC 1: THU DỌN CÁC ĐỒ ĐẠC TRONG PHÒNG VÀ DỌN PHÒNG THẬT SẠCH SẼ.
Khi bạn sơn căn phòng thì không thể tránh được trường hợp sơn sẽ rơi vãi và giây bẩn ra các đồ đạc trong phòng. Vì vậy bạn cần chuyển các đồ đạc ra khỏi căn phòng hay khu vực sẽ sơn trước khi sơn. Ngoài ra, bạn cũng cần dọn nơi cần sơn cho sạch sẽ để tránh khi sơn xong chưa khô bụi bẩn có thể bám vào làm bẩn bề mặt sơn.
BƯỚC 2: TRẢI BẠT HAY TẤM LÓT NỀN TRÊN SÀN NƠI THI CÔNG SƠN
Trong quá trình sơn, sơn sẽ rơi vãi và bắn các giọt nhỏ li ti trên mặt sàn. Bạn nên trải bạt hay tấm lót để tránh làm bẩn sàn sau khi sơn xong.
BƯỚC 3: THỰC HIỆN CÁC QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN
Việc vệ sinh tường và thực hiện sơn này là rất quan trọng khi thi công sơn. Trong bài viết quy trình thi công sơn bả hay thi công sơn nhà hoàn hảo sơn Jupper đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này. Bạn có thể tham khảo thêm ở các bài viết nêu trên. Tiếp theo bạn thực hiện sơn theo thứ tự như dưới đây
BƯỚC 4: SƠN TRẦN NHÀ TRƯỚC
Bạn cần phải sơn trần nhà trước. Trần nhà thường được sơn bằng màu trắng, và trần nhà thì khó sơn hơn là tường. Đặc biệt sơn từ trần nhà có thể nhỏ giọt xuống tường, nên bạn cần ưu tiên việc này trước còn tường bạn sẽ xử lý sau
BƯỚC 5: DÁN BĂNG DÍNH LÊN TRẦN NHÀ NƠI TIẾP GIÁP VỚI TƯỜNG CẦN SƠN
Sau khi sơn trần nhà xong, và sơn ở trần nhà đã khô hoàn toàn thì bạn làm tiếp bước này. Đây là bước quan trọng quyết định thẩm mỹ và kỹ thuật sơn của bạn. Đó là cách bạn dùng băng dính to bản ( thường là lớn hơn 5 cm) dán lên trần nhà xung quanh nơi tiếp giáp với tường cần sơn màu. Mục đích của việc này là khi bạn có sơn lem lên trần thì cũng chỉ là lẹm vào phần băng dính đa được dán trước đó.
Cần lưu ý là bạn phải dán băng dính sao cho không có túi khí ( tức là băng dính không dính vào tường mà vẫn có lỗ hở nhỏ) để tránh sơn màu sẽ tràn vào túi khí gây ra lem nhem nơi tiếp giáp.
BƯỚC 6: DÙNG CHỔI SƠN LOẠI NHỎ ( THƯỜNG LÀ 5 CM ) ĐỂ QUÉT PHẦN TƯỜNG TIẾP GIÁP VỚI TRẦN
Bạn có thể chia phần sơn màu vào lon nhỏ hay ca để thuận tiện cầm tay, và dùng chổi sơn để đi quét xung quanh tường phần tiếp giáp với trần
BƯỚC 7: TIẾN HÀNH SƠN TƯỜNG NHƯ BÌNH THƯỜNG SAU KHI ĐÃ QUÉT GÓC VÀ PHẦN TIẾP GIÁP VỚI TRẦN XONG
Bạn có thể dùng lu để lăn sơn lên tường, và thi công như bình thường. Bạn cần lưu ý là không lăn sơn quá lên phần băng dính giới hạn với trần để tránh tình trạng sơn sẽ lem lên trần.
BƯỚC 8: LỘT BỎ BĂNG DÍNH KHỎI TRẦN
Sau khi thi công sơn xong và sơn đã khô hoàn toàn, lúc này bạn có thể lột bỏ băng dính trên trần. Bạn sẽ thấy sơn không lem lên trần và thành một đường thẳng hoàn hảo giữa sơn màu của tường và trần nhà trắng sáng.
Trên đây là thứ tự 8 bước kết hợp kỹ năng và mẹo để bạn sơn tường tiếp giáp với trần một cách hoàn hảo