Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh
Sàn nhà vệ sinh là nơi dễ bị thấm nước nhất vì đây là nơi diễn ra các sinh hoạt hàng ngày của chủ nhà, chính vì thế việc tìm được một phương pháp chống thấm sàn vệ sinh hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Vậy sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh có mang lại hiệu quả ? Đâu là loại sơn chống thấm uy tín và chất lượng? Câu trả lời sẽ có ở bài sau đây.
1. Sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh có thực sự hiệu quả không?
Có rất nhiều cách để chống thấm cho nhà vệ sinh như sử dụng giấy dầu chống thấm, lưới thủy tinh, màng bitum, … nhưng sử dụng sơn chống thấm lại là cách được nhiều người lựa chọn và phổ biến hơn cả vì nó mang lại hiệu quả tốt cùng các ưu điểm như:
- Khả năng chống thấm nước và chống kiềm hóa vô cùng tốt, độ bám dính cao
- Tiện lợi, dễ dàng sử dụng
- Không chứa các chất độc hại, an toàn cho người dùng.
Khâu chuẩn bị bề mặt thi công và chọn sơn chống thấm được xem là bước rất quan trọng, nếu không sẽ không có hiệu quả chống thấm tốt, dẫn đến nhà vệ sinh dễ có mùi hôi, ẩm mốc sàn nhà, tạo điều kiện phát triển vi khuẩn gây bệnh cho gia đình,...
2. Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh
Để giai đoạn chống thấm sàn nhà vệ sinh được thực hiện tốt nhất bạn nên làm theo 4 bước sau:
Bước 1: Dọn dẹp (cleaning)
Trước khi tiến hành sơn chống thấm sàn vệ sinh, bạn phải lau chùi thật kỹ, giữ sàn nhà vệ sinh khô ráo để lớp sơn lót bám dính. Điều này cũng góp phần lấy đi độ bóng của bề mặt sàn để lớp sơn lót bám tốt hơn.
Bước 2: Chà nhám (sanding)
Sử dụng máy chà nhám hoặc giấy chà nhám 120 grit đến 180 grit để tạo độ nhám của sàn, giúp lớp lót của sơn chống thấm bám dính tốt hơn. Nên phủ vải sơn hoặc dán gạch trong quá trình chà nhám để không làm hỏng sàn nhà. Sau đó, quét sàn nhà để loại bỏ phần lớn bụi chà nhám và phủ lại một lần nữa bằng vải dính để đảm bảo lớp sơn lót được trơn tru.
Bước 3: Dùng lớp sơn lót (priming)
Phủ lên sàn bằng một lớp sơn lót epoxy mỏng được pha chế dành riêng cho loại sàn bạn đang sơn. Để lớp sơn lót khô qua đêm và để cửa sổ mở nếu an toàn để làm như vậy và không mưa.
Bước 4: Sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh
Pha sơn và sử dụng các công cụ sơn phù hợp cho từng khu vực trong nhà vệ sinh (cọ nhỏ chuyên dụng cho các mép viền, con lăn dài cho sàn,...). Mỗi lớp cách nhau ít nhất từ 6-8 tiếng.
Bước 5: Niêm phong (sealing)
Nhà vệ sinh thường xuyên ướt nước vì thế tốt nhất là niêm phong sàn bằng chất trám chống thấm nước. Phải đảm bảo rằng chất bịt kín sẽ tương thích với sơn. Sau đó đảm bảo sàn nhà vệ sinh khô trong 24 giờ.
3. Những lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh
Đảm bảo bề mặt sàn nhà vệ sinh khô ráo và sạch sẽ trước khi sử dụng sơn chống thấm
Hạn chế thi công khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và độ ẩm hơn 85%.Không thi công trên sàn nhà vệ sinh đã có chống thấm gốc dầu hoặc đã được làm láng. Sử dụng dụng cụ bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Lớp sơn thứ nhất cách lớp thứ 2 ít nhất là 6 - 8 giờ ( nhiệt độ thường) và sau khi sơn 7 ngày là có thể sử dụng
Với vết nứt nhỏ, quét 3 lớp sơn chống thấm, còn vết nứt lớn thì đục rỗng hình chữ V và trét lại hỗn hợp theo tỉ lệ: 3 cát – 1 xi măng – 3 sơn chống thấm trước khi bắt đầu thi công.