Giờ làm việc: 7:30-17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Hướng dẫn quy trình sơn nhà theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

28/06/2021

Lớp sơn nhà được sánh ví như một tấm áo choàng. Vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác dụng làm đẹp ngôi nhà trước mọi tác động của thời tiết (nắng, mưa) theo thời gian. Làm thế nào để lớp áo choàng bảo vệ và tô điểm ngôi nhà được bền màu? Đó chính là việc lựa chọn chất lượng sơn tốt. Đồng thời, không thể bỏ qua yếu tố kỹ thuật trong quy trình sơn nhà. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các bước sơn nhà cơ bản sẽ mang lại chất lượng tốt và độ bền màu lâu dài trước tác động của môi trường.

Các bước cơ bản trong quy trình sơn nhà đẹp

Các bước để sơn nhà hoàn thiện bao gồm:

  • Vệ sinh bề mặt trần nhà – tường nhà
  •  Xử lý chống thấm trần – tường nhà
  • Sơn bả matit 2 lớp và xả sạch
  • Lăn sơn lót
  • Lăn phủ sơn màu 2 lớp

Chú ý: khi sơn nhà cần lưu ý đến quy tắc sơn từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ vị trí khó đến dễ.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường nhà, trần nhà

Tại sao phải vệ sinh lại bề mặt trước khi sơn nhà?

=> Bề mặt tường càng phẳng và nhẵn mịn sẽ càng hiệu quả khi sơn: dễ lăn, độ bám dính tốt và hơn nữa là độ bền đẹp của màu sơn.

xả bột  bả matit

Với tường nhà mới, bề mặt tường đã phẳng bạn chỉ cần dùng giấy ráp làm sạch các hạt cát bám dính trên bề mặt giúp tường nhà mịn hơn. Điều đáng lưu ý với tường nhà mới là độ khô của tường đã phù hợp để sơn chưa? Khi tường nhà vừa hoàn thiện, độ ẩm của tường >15% thì bạn không nên sơn nhà ngay mà cần chờ khô. Nếu sơn ngay, lớp màng sơn sẽ giảm độ bám dính, dễ phồng rộp và nhanh chóng bong tróc, ẩm mốc tường, sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Với những công trình xây dựng vừa hoàn thiện trát xi măng xong, không nên vội vàng sơn nhà ngay mà cần chờ khô khoảng 3 – 4 tháng. Đồng thời, khoảng thời gian chờ đợi này cùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ các mùi, vi khuẩn, bụi bẩn từ gạch, cát, xi măng…

Với tường nhà cũ, vấn đề vệ sinh bề mặt sẽ tốn nhiều thời gian xử lý hơn. Cần loại bỏ mọi bụi bẩn, rêu mốc và các bóng tróc trên tường nhà. Đồng thời, sửa vá lại những vị trí lồi lõm hay những mảng tường vữa bị vỡ cho phẳng mịn.

Bước 2: Xử lý chống thấm trần – tường nhà

Chống thấm là khâu quan trọng để bảo vệ công trình của bạn trước các tác động của mưa gió và độ ẩm không khí cao.

Đối với sơn nhà ngoại thất, thi công chống thấm là vấn đề tất yếu, vì chúng thường xuyên chịu tác động của mưa, ẩm. Đối với sơn nhà nội thất, bạn có thể bỏ qua khâu chống thấm, nhưng tại những vị trí gần nguồn nước, dễ xảy ra rò rỉ, bạn nên tiến hành xử lý chống thấm để hạn chế các hệ quả về sau.

Bước 3: Sơn bả matit

Sơn bả matit nhằm mục đích giúp bề mặt tường mịn hơn, tăng độ bám dính khi sơn lót hay sơn phủ màu. Đồng thời, lớp sơn bả còn giúp che đi các khuyết điểm nhưng các khe nứt trên bề mặt tường, các dấu đinh vít hay mối nối trần thạch cao. Làm phẳng mịn bề mặt tường bằng sơn bả matit giúp tiết kiệm một lượng đáng để sơn lót và sơn phủ.

Khuấy đều bột bả với nước sạch theo tỉ lệ khuyến cáo. Nên dùng máy khuấy để trộn đều đến khi hỗn hợp quánh dẻo đồng nhất, tránh vón cục gây khó khăn khi sơn.

Trét bột bả đều tay, phủ kín bề mặt trần – tường cần sơn. Lớp bột trét thứ nhất cách lớp bột trét thứ hai khoảng 3 -5 tiếng chờ khô. Sau khi lớp bột trét thứ 2 đã khô thì dùng giấy nhám mịn tiến hành xả nhám, làm sạch mịn bề mặt.

Bước 4: Thi công sơn lót

Tác dụng của sơn lót là kháng kiềm, chống ẩm, chống thẩm thấu bề mặt. Sơn lót tạo bề mặt bám dính tốt hơn và đều màu hơn khi sơn phủ, làm tăng tính thẩm mỹ của lớp sơn màu hơn.

Dùng con lăm hoặc máy phun sơn để lăn – phun đều lớp sơn lót lên bề mặt thi công. Sau đó chờ khô và tiến hành bước sơn màu.

Trong quy trình sơn nhà, chỉ cần 1 lớp sơn lót cũng đủ để kháng kiềm và tính bền đẹp khi sơn nhà. Nếu bỏ qua lớp sơn này về lâu dài sẽ làm giảm chất lượng và tuổi đời của lớp sơn màu, khiến tường nhanh chống bị ẩm mốc, loang ố và làm bong tróc. Thêm vào đó, bạn sẽ tốn nhiều sơn màu hơn nếu không sơn lót và chi phí mua sơn lót lại rẻ hơn rất nhiều so với sơn màu. Vì vậy, thi công lớp sơn lót trước khi sơn màu luôn là lựa chọn kinh tế hơn cả trong kỹ thuật sơn nhà cơ bản.

Bước 5: Lăn sơn phủ 2 lớp hoàn thiện

Lựa chọn và biết cách phối màu đẹp sẽ biến không gian nhà để nên bắt mắt và giàu tính thẩm mỹ hơn. Trong kỹ thuật sơn nhà thông thường sẽ lăn 2 lớp sơn màu để đảm bảo màu sắc tự nhiên, rõ nét và bền đẹp theo thời gian.

Thông thường, để giảm độ đặc quánh và tăng tính thẩm thấu của sơn màu, thợ thi công sẽ pha loãng từ 5%- 10% nước sạch. Tỉ lệ pha chuẩn bạn có thể tham khảo trên hướng dẫn đối với từng loại sơn.

Thi công sơn màu được thực hiện tương tự như khi sơn lót. Tuy nhiên, bạn chỉ sơn màu khi chờ khô lớp sơn lót và lớp sơn màu lần 2 cũng chỉ được thực hiện khi lớp sơn màu thứ nhất đã khô. Với các chi tiết góc cạnh, bề mặt hẹp, ghồ ghề bạn sẽ sử dụng cọ để sơn. Đối với vùng không gian thoáng rộng, phẳng, bạn sử dụng co lăm hoặc máy phun sơn.

Chú ý: sau lớp sơn màu thứ nhất, bạn cần kiểm tra cẩn thận mề mặt đã mịn và màu sắc phủ có được đồng đều không. Tốt hơn hết, dùng đèn pin chiếu rọi để kiểm tra chính xác độ đều màu và các vết hằn tồn tại trên bề mặt để xử lý, điều chỉnh trong lớp sơn phủ lần 2.

Những lưu ý trong kỹ thuật sơn nhà đẹp mà an toàn

-Lựa chọn loại sơn chất lượng, phối màu sơn hợp lý để bảo đảm sức khỏe và mang lại không gian sống lý tưởng cho các thành viên trong gia đình bạn.

-Tạo mặt bằng thuận lợi bằng cách thu dọn đồ đạc trong nhà sang vị trí khác hoặc thu gọn và dùng áo mưa che chắn cẩn thận để tránh gây cản trở khi thi công hoặc va chạm, loang sơn lên đồ dùng, nội thất trong nhà.

-Thợ thi công cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ an toàn: dây an toàn, mũ bảo hộ nếu làm trên cao, khẩu trang, găng tay…. Đặt thùng sơn tại vị trí an toàn, thuận lợi khi thi công.

-Tạo không gian thông thoáng khi lăn sơn bằng cách mở hết các của sổ, bật quạt để bay mùi và giúp bề mặt sơn được mau khô.

-Tuân thủ đúng các bước trong quy trình sơn nhà cơ bản vừa trình bày phía trên.

-Xử lý sơn dư thừa theo đúng quy định và tiêu chuẩn an toàn môi trường. Tránh tùy tiện, xả thải gây ô nhiễm và mất mỹ quan môi trường.

-Không sinh hoạt ngay trong không gian nhà vừa mới lăn sơn. Chờ từ 7 – 10 ngày khi mùi sơn bay hoàn toàn và lớp nước sơn đã hoàn toàn khô ráo.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản trong cách sơn nhà đúng kỹ thuật vả những lưu ý để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như an toàn khi sơn nhà.

Mọi thông thi chi tiết cần được tư vấn khi bạn muốn may chiếc áo mới cho ngôi nhà của bạn. Hãy liên hệ với không gian nhà đẹp chúng tôi. Hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.