Gợi ý màu sơn tường phù hợp với từng không gian của bệnh viện
Đứng trước mỗi màu sắc, mỗi người lại có cảm giác khác nhau, tùy vào thị giác và trải nghiệm của họ. Do vậy, lựa chọn màu sắc sử dụng cho cơ sở y tế là đặc biệt khó khăn và đòi hỏi sự tinh tế cao.
Với nhiều năm thi công và khả năng nắm bắt xu hướng, chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của chất lượng sơn cũng như tính thẩm mỹ tại các sơ sở ý tế. Những cơ sở y tế lạnh lẽo, cứng nhắc và khó gần như các bệnh viện tâm thần, viện dưỡng lão và phục hồi chức năng đang dần được thay thế bằng không gian bắt mắt và thân thiện hơn.
Sự thay đổi này không chỉ giúp tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân mà còn làm các nhân viên y tế cảm thấy có động lực hơn, cũng như các khách hàng đến bệnh viện cảm thấy được chào đón nồng nhiệt hơn. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và đưa ra gợi ý các màu sơn thích hợp cho từng không gian trong bệnh viện để tạo ra một sự thay đổi đáng kể cho không gian y tế vốn dĩ được mặc định là nơi gây cảm giác khó chịu, lạnh lẽo
Tại sao phải tiếp cận từng không gian một và nên sơn các màu khác nhau cho từng không gian?
Phản ứng của mỗi người với màu sắc bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhận thức, nó có thể bắt nguồn từ một ánh sáng bất kỳ, các màu sắc xung quanh hay các tác động từ môi trường. Mắt yếu, tuổi tác hay các yếu tố sinh lý như bệnh lý về mắt hay rối loạn màu sắc cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về màu của chúng ta.
Trong một cơ sở y tế luôn có nhiều khu vực khác nhau, mỗi nơi lại đòi hỏi một không gian riêng biệt. Với các đặc trưng về mục đích và chức năng như vậy, màu sắc góp phần phân biệt các khu vực và chia không gian theo những chủ đề khác nhau, trong khi vẫn giữ được phong cách thiết kế tổng thể.
Sự phối hợp màu sắc và bố trí ánh sáng thích hợp có thể tạo nên không gian tối ưu cho các nhu cầu từ cải thiện môi trường xung quanh, khả năng tiếp cận và định hướng, sự kích thích thị giác, giảm thiểu căng thẳng, định hướng không gian, đẩy nhanh khả năng hồi phục của bệnh nhân và tăng năng suất lao động của nhân viên.
Đó chính là lí do mà các giám đốc bệnh viện hay các chủ thầu nên tìm hiểu về các màu sơn phù hợp cho từng không gian để tạo ra một cơ sở y tế hiện đại, thân thiện và thật sự ý nghĩa.
Màu sơn cho không gian công cộng
Gợi ý chung:
- Dùng các tông màu mạnh mẽ, nổi bật cho khu vực lễ tân để giúp khách hàng dễ tìm nơi liên hệ.
- Màu sắc có thể được sử dụng để phân biệt các khu vực khác nhau. Sử dụng các màu rõ ràng và tương phản như đỏ, xanh dương, vàng- rất hữu ích trong việc phân chia các không gian, tầng khác nhau.
- Người cao tuổi thường gặp khó khăn khi phân biệt giữa màu xanh dương và màu xanh lá. Lưu ý, cần tối thiểu chênh lệch 30 giá trị phản xạ ánh sáng trở lên để giúp người mắt kém có thể dễ dàng phân biệt được 2 màu này.
- Dọc hành lang nên sử dụng màu sắc từ đậm đến nhạt dần.
- Tránh độ bóng trên sàn nhà vì có thể gây chói mắt và tạ ra cảm giác trơn trượt.
- Sử dụng các màu nhấn trong khu vực chờ để tạo ra những điểm nhấn thị giác khác nhau.
Khu vực chờ
Khi cơ thể đang khó chịu và căng thẳng, một phòng chờ thoải mái và mang đến cảm giác yên tâm sẽ giúp bệnh nhân giảm lo âu và căng thẳng. Các màu sắc đơn giản kết hợp với những hiệu ứng sống động và đồ trang trí sẽ tạo một khu vực chờ thân thiện, giúp bệnh nhân có cảm giác thân thiện như ở nhà.
Hành lang và phòng tiếp tân
Hành lang và phòng tiếp tân thân thiện và dễ nhận thấy sẽ giúp bệnh nhân và người nhà cảm thấy thoải mái. Một không gian tiện nghi và ấm cúng dạng mở sẽ rất thuận tiện để định hướng. Các bảng chỉ dẫn rõ ràng kết hợp cùng với màu sắc tương phản tại khu vực hành lang sẽ giúp khách hàng dễ tìm được các không gian khác nhau, ứng với những nhu cầu khám, điều trị sức khỏ khác nhau.
Nhà ăn
Nhà ăn trong bệnh viện dù sao cũng là một địa điểm ăn uống. Một không gian mở và mời gọi sẽ thu hút nhiều thực khách đến ăn. Tuy nhiên các màu sắc cần hài hòa với không gian của môi trường y tế như ánh sáng nhẹ, màu sắc tươi sáng, không quá tương phản. Sự kết hợp của các màu nóng như: đỏ, cam, vàng cũng dễ tạo cảm giác ngon miệng hơn cho khách hàng.
Màu sơn đẹp cho phòng bệnh nhân (Nội trú)
Gợi ý chung:
- Nên giảm thiểu màu xanh lá cây trong phòng bệnh nhân bởi màu sắc này khi phản chiều trong căn phòng sẽ làm bệnh nhân trông xanh xao hơn.
- Tránh các màu vàng chói trong phòng trẻ em vì màu sắc này phản chiếu cũng dễ làm nhầm lẫn với các triệu chứng vàng da ở trẻ nhỏ.
- Loại bỏ ánh sáng bằng cách hạn chế dùng sơn trắng cho tường.
- Bố trí không gian lưu trữ hợp lý để giảm cảm giác hỗn loạn thị giác trong phòng bệnh.
Phòng bệnh nhân
Phòng bệnh nhân cần yên tĩnh và thoải mái để khuyến khích việc nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Chọn màu sơn cũng như việc bố trí ánh sáng cần được lựa chọn và thực hiện cẩn thận. Nhìn chung cần hạn chế sử dụng các màu sắc cường độ cao trên mảng tường rộng để hỗ trợ việc chuẩn đoán hình ảnh chính xác và tránh cảm giác kích thích thị giác. Nên dùng các tông màu nhẹ kết hợp cùng màu nhấn trong không gian này.
Phòng khám nhi
Trẻ nhỏ luôn sợ đến bệnh viện. Phòng khám nhi nên tạo được không gian quen thuộc, thoải mái và vui tươi để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn với việc điều trị. Một không gian gần gũi với thiên nhiên hay một khu vui chơi có thể giúp trẻ cảm thấy tự tin và an toàn để vượt qua nỗi sợ hãi và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các màu sắc nên kết hợp giữa sáng và nhẹ nhàng hay đa dạng và ấm áp.
Phòng chăm sóc đặc biệt
Phòng chăm sóc đặc biệt cần được chú ý và chăm sóc liên tục. Không gian phòng luôn phải sạch sẽ, an toàn và yên tĩnh cho bệnh nhân, trong khi các thiết bị y tế chuyên dụng luôn hoạt động hiệu quả. Ánh sáng nhẹ nhàng, có thể điều chỉnh độ sáng sẽ tạo ra không gian yên tĩnh và tránh các hỗn loạn thị giác. Sơn tường nên chọn các màu trung tính với bề mặt phẳng và bóng mờ. Một số các màu nhấn có thể được sử dụng ở một số khu vực nhất định nhưng nên tiết chế để tránh sự đơn điệu.
Phòng khám và điều trị ( Ngoại trú)
Gợi ý chung:
- Lựa chọn màu sắc căng phòng dựa trên mục đích sử dụng, chức năng và nhu cầu sử dụng các phương pháp điều trị, trị liệu.
- Các màu sắc tích cực trong phòng trị liệu có thể khuyến khích các hoạt động thể chất.
- Màu sắc của trần nhà có thể phản chiếu tốt ánh sáng, gia tăng ánh sáng cho căn phòng
Phòng khám bệnh
Các màu nhạt nói chung rất phù hợp với không gian phòng khám bệnh. Có thể sử dụng thên màu nhấn đậm để tránh sự đơn điệu và thêm phần lạc quan, hứng khởi cho tâm trạng của cả bênh nhân và nhân viên y tế.
Phòng điều trị
Các màu sắc có độ bão hòa cao đều có thể sử dụng với không gian phòng điều trị, như phòng tập vật lý trị liệu. Những màu sắc chuyển biến khác nhau sẽ giúp khuyến khích bệnh nhân tham gia tích cực hơn trong quá trình điều trị và có sự tiến bộ rõ rệt hơn.
Phòng phẫu thuật
Các màu đơn sắc được tạo thành chủ yếu từ xanh lá cây hay xanh dương thường được dùng cho không gian phẫu thuật, bởi các màu này giúp giảm căng thẳng thị giác khi phải nhìn quá lâu vào cuộc phẫu thuật. Màu xanh lá là phù hợp hơn cả vì nó giúp giảm độ chói từ màu vàng của đèn phẫu thuật và gần như vô hiệu hóa màu đỏ.
Phòng dành cho nhân viên y tế
Chăm sóc sức khỏe cho cả nhân viên ý tế là một điều cần thiết bởi nó quyết định đến năng suất làm việc và chất lượng dịch vụ, khám bệnh của các cơ sở y tế. Không chỉ có bệnh nhân mới cần không gian riêng tư để thư giãn và phục hồi sức khỏe mà các nhân viên ý tế cũng cần nhu cầu đó. Được nghỉ ngơi và thư giãn trong những căn phòng có thiết kế phù hợp sẽ giúp nhân viên nhanh chóng lấy lại tinh thần với năng suất làm việc cao hơn. Những màu sắc tương phản và ánh sáng phù hợp sẽ giúp họ phân biệt rõ ràng không gian làm việc và không gian thư giãn của riêng mình.
Gợi ý
- Phân bổ hài hòa độ tương phản giữa màu sắc và ánh sáng.
- Màu sắc sử dụng cho không gian này cần cân bằng với kết cấu và nội thất xung quanh.
- Những màu nhấn sẽ góp phần tăng cường thêm năng lượng cho không gian phòng dành cho nhân viên y tế
Theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng toi để cập nhật những xu hướng sơn tường mới nhất nhé.