Giờ làm việc: 7:30-17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Điều bạn cần biết về quy trình sơn trần thạch cao

28/08/2021

Khi nào cần sơn trần thạch cao? Về bản chất, tấm trần thạch cao có màu tối, mà phổ biến nhất là màu ghi xám. Cũng vì lẽ đó, để tăng tính thẩm mỹ, độc đáo cho tổ ấm của riêng mình, gia chủ thường sẽ lựa chọn sơn thạch cao.

1. Khi nào cần sơn trần thạch cao?

Về bản chất, tấm trần thạch cao có màu tối, mà phổ biến nhất là màu ghi xám. Cũng vì lẽ đó, để tăng tính thẩm mỹ, độc đáo cho tổ ấm của riêng mình, gia chủ thường sẽ lựa chọn để “phủ” lên đó màu sơn mà họ yêu thích.

Tuy nhiên, làm thế nào để sơn trần thạch cao đúng cách? Sơn như thế nào để có hiệu quả tối ưu nhất? Hãy cùng tìm hiểu vắn tắt qua quy trình sơn trần thạch cao đầy đủ dưới đây nhé!

2. Quy trình sơn trần thạch cao chuẩn kỹ thuật

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

Đầu tiên, làm phẳng bề mặt trần: đá mài kết hợp với giấy ráp là một công cụ hữu ít trong vấn đề này sau đó làm sạch các bụi bẩn bằng chổi mềm. Lưu ý: Nếu bề mặt có các vết nứt, lỗ rỗng thì xử lý bằng các dụng cụ kỹ thuật và phải để khô 72 giờ ở 30 độ C trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Trét bột bả matit

Trét bả giúp trần bằng phẳng, mịn hơn

Thực hiện trét bả bột matit khi bề mặt trần thạch cao đã hoàn toàn ổn định. Riêng những công trình mới, phải đợi sau 7 ngày, trần khô hoàn toàn mới tiến hành sơn bả. Khi kiểm tra thấy trần quá khô thì nên làm ẩm trần bằng cách sử dụng rulo lăn qua với nước sạch trước khi trét bả, nhưng chỉ lăn qua một lớp nước mỏng để tránh tình trạng thừa nước.

Hãy trộn bột bả theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để có hỗn hợp đồng nhất. Tiếp đó, trét lớp bột bả theo từng đợt:

  • Đợt 1: Trét một lớp với độ dày mảng ướt là 0.8 – 1mm (độ dày mảng khô là 0.5 – 0.6mm). Không được vội vàng, bạn nhớ là phải chờ khô trong vòng 16 tiếng hoặc cho đến khi định hình mới trét tiếp đợt 2.
  • Đợt 2: thực hiện trét thêm một lớp bột và đợi như đợt 1. Bước 2 được hoàn thành khi lớp bột bả được kiểm tra đảm bảo phẳng, mịn, khô ráo và ổn định.

*Mẹo nhỏ là hãy tận dụng đèn chiếu sáng khi kiểm tra độ bằng phẳng của trần, nếu phát hiện lỗi cần thêm bả tạo phẳng chỗ lồi lõm.

Bước 3: Sơn lót trần thạch cao

Sơn lót trần là bước không thể thiếu trong quy trình sơn trần thạch cao

Chắc hẳn là đến bước này, có nhiều bạn thắc mắc tại sao nên dùng thêm một lớp sơn lót đúng không? Thực tế, chúng ta nên sử dụng sơn lót vì sơn lót có vai trò như trung gian liên kết giữa sơn phủ và lớp bả, nhằm tạo có độ bám dính, liên kết tốt cho bề mặt trần thạch cao và còn hỗ trợ đảm bảo tuổi thọ của lớp sơn ngoài.

Về số lớp sơn lót, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người mà sẽ lựa chọn 1-2 lớp sơn, mỗi lớp sơn cách nhau 1 tiếng đảm bảo độ khô cần thiết. 

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ

Sử dụng loại sơn phủ chất lượng cao sẽ giúp tối ưu hoá chất lượng màng sơn, tường đều màu và bền đẹp hơn. Sơn phủ được thi công hai lớp:

*Lớp thứ nhất:

  • Đợi tối thiểu 2h sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn.
  • Nên pha loãng từ 5 – 10% với nước sạch (theo thể tích) để đạt đươc độ phủ tối đa và tạo sự thuận lợi cho quá trình thi công.
  • Tiến hành thi công.

*Lớp thứ hai:

  • Tiến hành khi lớp sơn phủ thứ nhất đã được 2 giờ.
  • Thực hiện tương tự lớp thứ nhất.

Khi đã sơn xong thì nhớ dùng mẹo tại bước 2 để kiểm tra nhé! Nếu thấy lớp sơn phủ đều, không bị 2 màu hay không để lại vết là đã đạt chuẩn.

Quy trình sơn mất nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật tốt nhưng thành quả khi ngắm nhìn căn nhà mình hoàn thiện thật tuyệt đúng không nào. Vì thế, đừng vội vàng mà “dục tốc thì bất đạt”, bỏ qua quy trình sơn trần đúng chuẩn mà không đạt được chất lượng như mong muốn.