Giờ làm việc: 7:30-17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng sơn lót chống thấm

27/09/2021

Trước khi sơn hoàn thiện công trình, chúng ta cần sơn một lớp sơn lót để chống kiềm, chống thấm cho tường, giúp sơn bám tốt, lên màu chuẩn và bền màu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng sơn lót chống thấm

Câu hỏi 1:

Tại sao phải dùng sơn lót? Dùng sơn lót có mang lại hiệu quả gì về kinh tế không? Có thể dùng sơn trắng thông thường thay thế sơn lót không?
Trả lời:
Trước khi sơn mọi loại sơn đều cần thiết phải sử dụng sơn lót vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng...) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ… Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn. Không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp.

Câu hỏi 2:

Tôi có thể thay thế 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn phủ bằng 4 lớp sơn phủ được không?

Trả lời:
Không nên thay thế như vậy, vì 4 lớp sơn phủ tuy có làm màng sơn dày hơn nhưng vẫn không thể thay thế chức năng của lớp sơn lót (ví dụ: khả năng chống kiềm, chống ẩm…) Hơn nữa dùng 4 lớp sơn phủ thì chi phí sẽ cao hơn nhiều so với dùng 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn phủ.

Câu hỏi 3:

Sơn lót chống kiềm ngoài trời có dùng để sơn lót trong nhà không ?

Trả lời:
Hoàn toàn có thể! Sơn lót chống kiềm ngoài trời của CPON có thể mang vào thi công cho trong nhà, tuy nhiên không thể làm ngược lại: Mang sơn lót chống kiềm trong nhà ra sơn ngoài trời.

Câu hỏi 4:

Dùng bột bả matit ngoài trời cho trong nhà có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:
Dùng bột bả matit ngoài trời vào trong nhà không có ảnh hưởng về độ bền, tuy nhiên về mặt thẩm mỹ có thể không đạt yêu cầu do bột bả matit ngoài trời có bề mặt không được mịn đẹp bằng bột bả matit  trong nhà.

Câu hỏi 5:

Trét bột matit xong để khoảng 1 tháng sau sơn được không? Có cần xử lý gì không?

Trả lời:
Có thể được, nhưng cần lưu ý: Sau khi trét phải xả nhám ngay rồi mới để chờ 1 tháng. Nếu chỉ trét bột rồi chờ 1 tháng sau mới xả nhám thì sẽ rất khó xả. Ngoài ra cần lưu ý: Sau thời gian dài như vậy, bột bụi tại công trình sẽ bám trên bề mặt tường rất nhiều nên cần đặc biệt lưu ý khâu vệ sinh bề mặt trước khi sơn.

Câu hỏi 6:

Trét bột bả matit bên trong nhà trước có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:
Nên tiến hành đúng thứ tự khi sơn: Ngoài trời trước, trong nhà sau vì như vậy sẽ hạn chế được nước mưa ngấm từ ngoài trời vào gây ảnh hưởng xấu đến lớp bột và sơn bên trong. Nếu bên ngoài đã có sơn lót thì có thể tiến hành sơn màu bên trong trước rồi mới sơn màu bên ngoài. Như vậy sẽ không có ảnh hưởng về chất lượng. Nếu vẫn muốn trét bên trong trước thì TRƯỚC KHI SƠN NGOÀI TRỜI PHẢI ĐO KIỂM TRA ĐỘ ẨM CỦA CẢ TƯỜNG TRONG LẪN TƯỜNG NGOÀI để bảo đảm trong tường không còn hơi ẩm.

Câu hỏi 7:

Trước khi sơn, tường cần những yếu tố?

Trả lời:
Trước khi sơn, bề mặt tường cần được đảm bảo 2 yếu tố: SẠCH và KHÔ. Bề mặt SẠCH là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn. Độ ẩm tường cần đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm Protimeter mới phù hợp để thi công. Trường hợp không có máy đo, nên chờ tường khô từ 3 – 4 tuần kể từ sau khi tô hồ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÔ RÁO.

Câu hỏi 8:

Tôi muốn bỏ giấy dán tường để sơn. Tôi phải xử lý tường như thế nào đề sơn lại?

Trả lời:
Sau khi đã lột bỏ giấy dán tường, bề mặt tường phải được xử lý thật sạch các vết bẩn, keo dán cũ trên bề mặt cũ với dung môi hay giấy nhám. Nếu bề mặt bị lỗ hổng thì phải trám trét lại bằng bột trét, để khô. Xả nhám, vệ sinh thật sạch rồi sơn lại theo hệ thống 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ CPON.

Câu hỏi 9:

Tôi muốn sơn lại trên tường đã quét vôi thì phải xử lý như thế nào? Công trình chỉ sử dụng vôi, rồi sơn phủ có an toàn không?

Trả lời:
Với tường đã quét vôi, tốt nhất nên xả bỏ lớp vôi cũ (bằng bàn chải sắt hoặc cây sủi), sau đó mới tiến hành vệ sinh bề mặt tường, trét bột rồi sơn. Nếu không xử lý sạch lớp vôi bên dưới, khi sơn lên thì lớp sơn mới có thể bị bong tróc do lớp vôi bên dưới có độ bám dính kém.